Ngày 7/5/2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Ban điều phối dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai, tổ chức Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động phát triển chuỗi giá trị bò thịt.
Dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn của
tỉnh Gia Lai gọi tắt là Dự án Tam Nông Gia Lai, được xây dựng trên cơ sở các
văn bản pháp lý và khung pháp luật của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với các yêu
cầu thông lệ Quốc tế và quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD).
Dự án được thực hiện tại 26 xã vùng nông thôn đặc
biệt khó khăn thuộc 5 huyện: Đăk Đoa, K’Bang, KôngChro, Ia Pa và Krông Pa
Mục tiêu của dự án là cải thiện bền vững chất lượng
cuộc sống người dân vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số.
Dự án gồm 3 hợp phần chính trong đó hợp phần 2 - Phát
triển chuỗi giá trị vì người nghèo do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì.
Làm việc tại buổi Hội thảo có ông Kpă Thuyên, Giám
đốc Sở NN và PTNT, ông Lê Tiến Anh, Phó giám đốc Ban điều phối dự án Tam Nông
Gia Lai, Tổ tư vấn về Chuỗi giá trị, đồng thời còn có Đại diện của các đơn vị
thực thi dự án, các huyện và 26 xã dự án.
Tiến sĩ Văn Tiến Dũng, báo cáo phân tích Chuỗi
giá trị bò thịt
sau
khi khảo sát tại huyện Krông Pa, Gia Lai
Tại buổi Hội thảo, Tổ tư vấn đã báo cáo phân tích
chuỗi giá trị bò thịt tại huyện Krông Pa. Trong phần báo cáo, Tiến sĩ Văn Tiến
Dũng, chuyên gia đầu ngành về chăn nuôi trâu bò, trường Đại học Tây Nguyên, ông
sử dụng Phương pháp đánh giá nhanh thị trường (Rapid Market Appraisal),
ông nhấn mạnh đến các phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu:
Năm 2006, tỉnh Gia Lai có tổng đàn bò là 313 .878 con; năm 2010 có 333.
016 con; năm 2011 có 344 .137 con, là tỉnh có đàn bò đông và ổn định. Ông Văn
Tiến Dũng nhấn mạnh tổng đàn bò tỉnh Gia Lai cao hơn tỉnh Đăk Lăk và cao hơn
nhiều so với tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng...
Huyện Krông Pa luôn có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh Gia Lai, từ 2005 đến
2010 huyện luôn giữ kỷ lục trên 50 000 con chiếm tỷ lệ hơn 17% tổng số bò của cả
tỉnh.
Krông Pa hiện có tổng đàn bò 56 842 con , phân phối không đều trên 14 xã
và thị trấn. Các xã có số lượng bò lớn : xã Ia Rmok có 6830 con (12% ); xã Ia
HDreh có 5800 con (10,2% ); xã Đất Bằng có 5106 con (8,98% ); xã Ia Mlah có 5070
con (8,9%); xã Chư Ngọc có 4425 con (8,7%).
Quy mô gia trại khoản 20-50 con; quy trang trại khoản 200-300 con; quy mô
chăn nuôi nông hộ khoản 2 hay 3 con hoặc 10 con.
Chủ yếu là giao phối tự nhiên, Chương trình cải tạo đàn bò địa phương sử
dụng đực Lai Sind phối trực tiếp, Chương trình thụ tinh nhân tạo chủ yếu sử dụng
tinh bò đực thuộc nhóm ZeBu.
Giống bò nông dân ưa chuộng “bò pha lai”. Giống bò lai của huyện Krông Pa
có 18% còn lại bò pha lai địa phương.
Nuôi quảng canh, thức ăn cho bò chủ yếu là dựa vào cỏ tự nhiên; nuôi bán
thâm canh có sử dụng cỏ trồng và bổ sung thức ăn tinh tại chuồng, thiếu cỏ cho
bò ăn, đặc biệt là tháng 1,2,3. Diện tích có cỏ hạn chế, mô hình trồng cỏ áp dụng
chậm và không có hiệu quả cao.
Nông hộ chưa có trình độ chăn nuôi kỹ thuật cao. Chuồng trại tạm bợ,vệ
sinh môi trường kém, trang trại chăn nuôi còn quy mô nhỏ,trang bị kỹ thuật còn thô
sơ.
Bò giống thì bán cho nông dân, thương lái địa phương khác trong và ngoài
tỉnh; bò để giết thịt thì bán tại huyện, thành phố Pleiku và ngoài tỉnh. Thịt
bò thì bán nội huyện, huyện khác trong tỉnh, chế biến bò khô, bò một nắng, các
sản phẩm phụ khác như phân bón da…
Trong phần báo cáo, Tiến sĩ Văn Tiến Dũng cũng đã đề xuất những giải pháp
nhằm phát triển Chuỗi giá trị bò thịt. Trong đó ông nhấn mạnh các đề xuất như:
Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cỏ trồng, tập huấn kỹ thuật chế biến và dự trữ thức ăn phụ
phẩm Nông nghiệp, tập huấn kỹ thuật sử dụng các loại thức ăn tinh cho bò thịt,
tham quan các mô hình trồng cỏ nuôi bò thịt thâm canh, xây dựng mô hình trồng cỏ
nuôi bò, xây dựng mô hình sử dụng phụ phẩm Nông nghiệp và thức ăn tinh hỗn hợp.
Tập huấn : Kỹ thuật chọn giống, nuôi bò thịt, bò cái sinh sản; kỹ thuật
chuồng trại, vệ sinh thú y; kỹ thuật và chuyển giao công nghệ nuôi vỗ béo bò.
Tham quan: Tham quan mô hình thâm canh nuôi vỗ béo bò thịt.
Xây dựng mô hình: Nuôi bò thịt có chuồng theo tiêu chuẩn, nuôi thâm canh,
vỗ béo bò thịt trước khi xuất bán và xây dựng làng nghề nuôi bò thịt vỗ béo.
Tập huấn chế biến sản phẩm thịt bò, thịt bò một nắng, thịt bò khô; hỗ trợ
thiết bị cơ sở giết mổ và chế biến; cấp chứng chỉ an toàn vệ sinh an toàn thực
phẩm; hỗ trợ kỹ thuật bảo quản, đóng gói, nhãn hiệu, logo; hỗ trợ quảng bá và
giới thiệu thịt bò.
Tập huấn cập nhật và xây dựng bảng tin thị trường nông sản; xây dựng bảng
tin và phát hành trên các phương tiện thông tin; tập huấn kĩ thuật đánh giá lượng,
chất sản phẩm và thương thảo giá bò thịt; tổ chức tham quan chợ bò thịt tại các
địa phương có truyền thống; hỗ trợ xây dựng chợ buôn bán bò thịt; hỗ trợ thành
lập liên minh giữa các thương lái, người chăn nuôi trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm; tập huấn và tổ chức tham quan cho các thương lái về kinh doanh, tìm kiếm
và liên minh với các thị trường khác.
Tập huấn và thành lập hệ thống Thú y thôn bản; hỗ trợ kinh phí phụ cấp tối
thiểu cho Thú y viên thôn bản; hỗ trợ các dụng cụ thiết yếu cho Thú y viên thôn
bản hành nghề; hỗ trợ thành lập tủ thuốc Thú y thôn bản do cộng đồng quản lý.
có ý kiến góp ý báo cáo của
Tổ tư vấn
Theo ông Trịnh Quốc việt, ông hoàn toàn đồng ý với báo cáo của Tổ tư vấn,
ông khẳng định “Gia Lai có tổng đàn bò đứng thứ 3 cả nước sau Thanh Hóa và Nghệ
An, đứng thứ nhất trong 32 tỉnh phía Nam, đã có nhiều chương trình, dự án nhằm
hỗ trợ việc phát triển ngành chăn nuôi bò tại Gia Lai nói chung và huyện Krông
Pa nói riêng. Tại huyện Krông Pa giống bò được người dân ưa chuộng là bò
Brahman đỏ…”
Đa số đại biểu đồng ý với các giải pháp mà Tổ tư vấn đưa ra và bổ sung một
số giải pháp thiết thực hơn nhằm tìm cách tác động vào Chuỗi giá trị bò thịt
đúng và đạt hiệu quả cáo.