Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012
CỦNG CỐ PHƯƠNG PHÁP MOP-SEDP
Đánh giá thí điểm công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã có sự tham gia, theo định hướng thị trường (Mop-Sedp), trong khuôn khổ dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai, nhằm củng cố phương pháp, tiến hành nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh năm 2014.
Ông Trần Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu khai mạc Hội nghị
Ngày 18/12/2012, tại hội trường Khách sạn Tre Xanh Pleiku, tỉnh Gia Lai, Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị chủ trì Hợp phần I dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị đánh giá nhằm rút kinh nghiệm quá trình thực hiện thí điểm công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã có sự tham gia theo định hướng thị trường (Mop-Sedp).
Tham dự Hội nghị có ông Trần Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ông Lê Tiến Anh, Phó Giám đốc Ban điều phối dự án và thành viên tổ công tác lập kế hoạch Mop-Sedp cấp tỉnh, 05 huyện và 26 xã dự án.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Quốc Khánh nêu rõ mục đích của Hội nghị là nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã có sự tham gia theo định hướng thị trường trong hơn 1 năm qua, để có cơ sở tiến hành điều chỉnh, bổ sung, củng cố phương pháp lập kế hoạch cho năm tiếp theo, tiến đến thành công và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2014.
Thạc sĩ Nguyễn Đình Đại, Tư vấn Mop-Sedp trình bày dự thảo báo cáo kết quả đánh giá
Tại Hội nghị đại diện tổ tư vấn về Mop-Sedp, Thạc sĩ Quản lý phát triển Nguyễn Đình Đại, báo cáo dự thảo đánh giá thí điểm quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã có sự tham gia theo định hướng thị trường. Trong đó ông nêu rõ kết quả của quá trình thực hiện thí điểm tại 26 xã dự án: sự tham gia thực hiện của các tổ công tác Mop-Sedp cấp tỉnh, 05 huyện và 26 xã dự án, ông đánh giá cao kết quả thực hiện công tác Mop-Sedp của các xã dự án. Đây cũng chính là nhận định của Đoàn đánh giá thường niên IFAD trong 10 ngày làm việc tại Gia Lai (15-25/10/2012). Đồng thời ông Đại cũng nêu rõ việc nhân rộng Mop-Sedp trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2014 cần cân nhắc chuẩn bị các vấn đề: năng lực, kỹ thuật, tài chính và có kế hoạch nhân rộng. Đối với các huyện, xã ngoài vùng dự án cần xác định nguồn lực để thực hiện Mop-Sedp khi địa bàn này không có Quỹ phát triển cộng đồng CDF, Quỹ hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp vì người nghèo, năng lực lập kế hoạch Mop-Sedp…
Trên cơ sở dự thảo báo cáo, các đại biểu tham gia thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phương pháp lập kế hoạch mới (đi từ cấp cơ sở lên), đồng thời góp ý điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện dự thảo báo cáo.
Phạm Hữu Trí-KMO
CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ MUA SẮM ĐẤU THẦU
Vừa qua Ban điều phối dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Quản lý dự án và Mua sắm đấu thầu cho Cán bộ dự án.
Thực hiện Kế hoạch hoạt động và Kế hoạch Ngân sách năm 2012 của Dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai đã được UBND tỉnh phê duyệt, từ ngày 20/11 đến ngày 25/11/2012, Ban điều phối dự án tỉnh phối hợp với Khoa Quản lý dự án, Học viện Quản lý dự án xây dựng và Đô thị, Bộ Xây dựng tổ chức lớp tập huấn Quản lý dự án và Mua sắm đấu thầu cho Cán bộ dự án.
Thành phần tham gia lớp tập huấn là 100 Cán bộ tham gia thực hiện dự án: Ban điều phối dự án tỉnh, 05 huyện và 26 xã dự án. Giảng viên lớp tập huấn là Tiến sĩ Nguyễn Công Khối, Trưởng khoa Quản lý dự án thuộc Học viện Quản lý dự án xây dựng và Đô thị-Bộ Xây dựng.
Phát biểu khai mạc lớp tập huấn ông Lê Tiến Anh, Phó Giám đốc Ban điều phối dự án tỉnh nhấn mạnh: Lớp tập huấn nhằm mục đích nâng cao Nghiệp vụ Quản lý dự án và Mua sắm đấu thầu cho Cán bộ tham gia thực hiện dự án. Vì vậy ông yêu cầu học viên tham gia học nghiêm túc, chấp hành đúng nội quy của lớp học. 02 Chứng chỉ Quản lý dự án và Mua sắm đấu thầu sẽ được cấp cho những học viên đạt kết quả trong kỳ thi cuối khóa. Ông đề nghị Giảng viên cũng như Ban tổ chức lớp học tổ chức kỳ thi cuối khóa nghiêm túc, công bằng và minh bạch.
Trong thời gian diễn ra lớp tập huấn, Tiến sĩ Nguyễn Công Khối đã cung cấp cho học viên nội dung về Nghiệp vụ Quản lý dự án và Mua sắm đấu thầu. Trong đó ông đặc biệt chú trọng đến nội dung Luật Đấu thầu, Nghị định 85/2009/NĐ-CP, Nghị định 12/2009/NĐ-CP và các Thông tư, Nghị định liên quan. Tương ứng với 02 nội dung trên học viên được thực hành các bài tập tình huống.
Kết thúc lớp tập huấn các học viên tiến hành thi bằng hình thức trắc nghiệm 02 nội dung đã được học với thời gian là 60 phút/nội dung. Hiện tại bài thi đã được gửi về Học viện Quản lý dự án xây dựng và Đô thị, Hà Nội để chấm điểm.
Đánh giá về lớp tập huấn, Tiến sĩ Nguyễn Công Khối cho rằng đây là lớp học rất tuyệt vời, ông đánh giá cao tinh thần tham gia học tập của tất cả học viên, cá nhân ông nhận thấy tất cả các học viên đều đạt xứng đáng nhận 02 Chứng chỉ nói trên.
Phạm Hữu Trí-KMO
Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012
KHẢO SÁT CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ THUỘC QUỸ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (CDF) NĂM 2013
Vừa qua Ban
điều phối dự án Hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai phối hợp
với Ban hỗ trợ Kinh doanh Nông nghiệp (DASU) 05 huyện và Ban phát triển (CDB) 26
xã dự án tiến hành khảo sát, rà soát các hạng mục đầu tư thuộc Quỹ phát triển Cộng
đồng (CDF) năm 2013.
Việc kiểm tra các hạng mục đầu tư thuộc Quỹ phát triển
Cộng đồng (CDF) là xem xét, khảo sát các hạng mục công trình đầu tư xây dựng phải
đáp ứng tiêu chí của Nhà tài trợ đề ra.
Đối với các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng công như: đường nội thôn, liên
thôn, cây cầu nhỏ, trạm bơm điện, nhà cộng đồng… phải đáp ứng ít nhất 50% số hộ trong thôn bản được
hưởng lợi từ công trình; đối với các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất
như: đường ra nương rẫy, hàng rào sân phơi, chuồng trại vật nuôi…đối tượng hưởng
lợi là thành viên nhóm chung sở thích, tổ hợp tác.
Tại huyện K’Bang
Lãnh đạo Ban điều phối dự án tỉnh
và DASU huyện trao đổi với người dân về nhu cầu làm đường bê tông nội đồng làng
Klôm, xã Kông Bờ La.
Vì nguồn nước nhiễm phèn cao nên Ban
điều phối dự án tỉnh thống nhất làm một giếng khoan tập trung và một bể nước tại
làng Mêtul, xã Kông Lơng Khơng nhưng đảm bảo có phương án quản lý và sử dụng
sau khi kết thúc dự án.
Ông Hồ Văn Nam (Ngoài cùng bên phải),
Trưởng Ban phát triển xã Tơ Tung trao đổi với Lãnh đạo Ban điều phối dự án tỉnh
và DASU huyện về việc làm đường bê tông nội làng Toòng Tầng, xã Tơ Tung.
Ông Trần Ngọc Thạch (Thứ 02 từ phải sang), Trưởng Ban phát triển xã Đông trao đổi với Lãnh đạo Ban điều phối dự án và DASU huyện về việc làm đường bê tông nội làng Bróch, xã Đông.
Ông Trần Ngọc Thạch (Ngoài cùng bên
trái), cũng trao đổi với Lãnh đạo Ban điều phối dự án và DASU huyện về việc làm
đường bê tông nội làng TMật ra khu sản xuất Sông Ba, xã Đông.
Võ Văn Hải (Ngoài cùng bên trái),
Trưởng Ban phát triển xã Nghĩa An trao đổi với Lãnh đạo Ban điều phối dự án và DASU
huyện về việc làm đường bê tông nội đồng Kuao.
Tại huyện Kông Chro
Ông Đinh Nhân (Thứ 02 từ phải sang), Thành viên Ban phát triển xã Đăk Pling trao đổi với Lãnh đạo Ban điều phối dự án và DASU huyện về việc làm đường bê tông ra khu sản xuất làng Mèo Lớn, xã Đăk Pling.
Ông Lê Hải Danh (Ngoài cùng bên trái),
Cán bộ phát triển thị trường Ban phát triển xã Sơ Ró trao đổi với Lãnh đạo Ban
điều phối dự án và DASU huyện về việc làm đường bê tông ra khu sản xuất làng Ya
Ma, xã Sơ Ró.
Bà Nguyễn Thị Hương (ở
giữa), Cán bộ phát triển thị trường Ban phát triển xã Đăk Pơ Pho trao đổi với
Lãnh đạo Ban điều phối dự án và DASU huyện về việc làm ngần tràn và 150m đường
bê tông trên ngầm tràn ra khu sản xuất thôn 2, xã Đăk Pơ Pho.
Ông Nguyễn Tường Khang (ở giữa),
Trưởng ban phát triển xã Chư Krei trao đổi với Lãnh đạo Ban điều phối dự án và
DASU huyện về việc làm đường bê tông liên thôn từ làng Sê Rên đến làng Vẽh, xã
Chư Krei.Đường ra khu sản xuất làng Groi, xã Đăk Tpang làm nối tiếp đoạn đường của năm 2012.
Tại huyện Krông Pa
Đoàn kiểm tra đi khảo sát đường vào khu sản xuất Buôn H’Liên, xã Chư Drăng.
Ksor Run (ở giữa), Trưởng Ban phát triển xã Ia Rmok trao đổi với Lãnh đạo Ban điều phối dự án và DASU huyện về việc hỗ trợ máy bơm và đường ống dẫn nước tưới tiêu cánh đồng 4 thôn, xã Ia Rmok.
Đoàn kiểm tra đi khảo sát đường vào
khu sản xuất Buôn H’Lối, xã Krông Năng.
Hiện trường đầu tư
san lấp mặt bằng khai hoang đồng ruộng tại cánh đồng Buôn Ma Hinh, xã Đất Bằng.
Ông Nay Suyên (ngoài cùng bên phải),
Cán bộ phát triển thị trường Ban phát triển xã Ia Hdreh trao đổi với Lãnh đạo
Ban điều phối dự án và DASU huyện về việc làm đường bê tông nội thôn qua Buôn
Nai, Buôn Drai và Buôn H’vứt.
Tại huyện Ia Pa
Đoàn kiểm tra thăm hộ gia đình làm
nghề dệt Thổ cẩm để có hướng đào tạo nghề dệt Thổ cẩm tại xã Chư Mố trong năm
2013.
Đoàn kiểm tra kiểm tra hiện trường
làm đường nội thôn Bình Trung, xã Chư Răng.
Ông (ở giữa) Ban phát
triển xã Ia Kdăm trao đổi với Lãnh đạo Ban điều phối dự án tỉnh và DASU huyện về
việc bổ sung tổ máy cho trạm bơm Plei Toan 1, xã Ia Kdăm.
Đoàn kiểm tra hiện trường làm đường
bê tông nội thôn Bôn Biah C đến sông Tul.
Hiện trường đoạn đường ra khu sản xuất tập trung xã Kim Tân, huyện Ia Pa.
Hiện trường làm cống trên đường qua thôn Chu Gu, xã Pờ Tó.
Huyện Đăk Đoa
Kết thúc chương trình làm việc Lãnh đạo Ban điều phối
dự án tỉnh có cuộc họp trao đổi tại DASU mỗi huyện về việc thống nhất các hạng
mục đầu tư thuộc Quỹ phát triển cộng đồng (CDF) năm 2013. Các xã dự án tiến
hành cùng Tư vấn khảo sát thiết kế và triển khai thực hiện.
Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012
TẬP HUẤN KẾ TOÁN, QUYẾT TOÁN VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Ngày 03
tháng 12 năm 2012, tại Khách sạn Tre Xanh thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, Ban điều
phối dự án Hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập
huấn kế toán, quyết toán và quản lý tài chính dự án cho Kế toán các đơn vị tham
gia thực hiện dự án.
Thực hiện Kế hoạch hoạt động và Kế hoạch Ngân sách
năm 2012 của dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai đã được
UBND tỉnh phê duyệt, từ ngày 03/12 đến ngày 07/12/2012 Ban điều phối dự án Hỗ
trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai tổ lớp tập huấn kế toán,
quyết toán và quản lý tài chính cho Kế toán các đơn vị tham gia thực hiện dự
án.
Thành phần lớp tập huấn là Kế toán các đơn vị đồng
thực thi dự án cấp tỉnh, Ban hỗ trợ kinh doanh Nông nghiệp các huyện và 26 xã dự
án.
Giảng viên lớp tập huấn là ông Trương Công Hữu,
chuyên gia về tài chính kế toán. Lớp tập huấn sẽ diễn ra 04 ngày học lý thuyết,
02 ngày đi thực địa một số xã dự án.
Phát biểu khai mạc lớp tập huấn ông Lê Tiến Anh,
phó Giám đốc Ban điều phối dự án nhấn mạnh: việc nắm chắt công tác kế toán quyết
toán dự án rất quan trọng, thủ tục tài chính của nhà tài trợ IFAD rất khoa học và chặt chẽ,
ông yêu cầu các học viên tham gia lớp học với tinh thần nhiệt tình, tập trung
nghe giảng đồng thời cũng đã trải qua 02 năm triển khai thực hiện ông yêu cầu học
viên nên có những trao đổi, đề xuất để giảng viên giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm
trong công tác kế toán.
Phạm
Hữu Trí-KMO
Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012
HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỢP TÁC VIỆT NAM - IFAD
Từ ngày 01 đến ngày
02 tháng 11 năm 2012, tại Hội trường Khách sạn Việt - Úc tỉnh Bến Tre, Ban quản
lý dự án Grant 997 phối hợp cùng Ban quản lý dự án DBRP tỉnh Bến Tre tổ chức Hội
thảo đánh giá chương trình Quốc gia hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ phát
triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD).
Tham dự Hội nghị
có ông Henning Pedersen Giám đốc Chương trình Quốc gia IFAD, ông Nguyễn Thanh
Tùng cán bộ Chương trình Quốc gia IFAD, bà Nguyễn Yến Hải Phó Vụ Trưởng vụ Kinh tế
- Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Chuyên gia lĩnh vực Nông nghiệp và Nông
thôn, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban quản lý dự án DBRP tỉnh Bến Tre,
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban điều phối dự án và Chuyên viên Ban điều phối
dự án tại 11 Tỉnh có dự án do IFAD tài trợ.
Đại diện Chính phủ Việt Nam, bà Nguyễn Yến Hải phát
biểu khai mạc Hội nghị. Trong đó Bà đánh giá cao việc hợp tác đầu tư giữa Nhà
tài trợ và Chính phủ Việt Nam, việc thực hiện triển khai các hoạt động của dự
án tại 11 Tỉnh trong cả nước thời gian qua đạt kết quả cao. Đồng thời Bà mong
muốn tại Hội nghị lần này các đại biểu đến từ 11 Tỉnh có dự án do IFAD tài trợ
trao đổi thẳng thắn những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình phối hợp
thực hiện dự án, đề xuất kiến nghị với Nhà tài trợ phối hợp tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc.
Phát biểu tại Hội nghị ông Henning Pedersen cho hay
“dự án tại các Tỉnh do IFAD tài trợ là một dự án lớn và tương đối phức tạp, khó
triển khai. Tuy nhiên trong quá trình phối hợp triển khai thực hiện các Tỉnh đều
đạt kết quả nhất định”.
Các Chuyên gia lĩnh vực Nông nghiệp và Nông thôn
báo cáo kết quả nghiên cứu về phát triển Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn bền
vững nhằm áp dụng cho các dự án phát triển.
Trên cơ sở đó các đại biểu tham gia trao đổi những
khó khăn và bài học kinh nghiệm tháo gỡ những khó khăn khi triển khai thực hiện
dự án.
Hội nghị diễn ra thành công tốt đẹp.
Phạm
Hữu Trí-KMO
ĐÁNH GIÁ HÀNG NĂM DỰ ÁN TNSP GIA LAI
Hiệu quả thực thi các
hoạt động của Dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai (gọi
tắt là Dự án TNSP Gia Lai) hiện nay được đánh giá ở mức “Tương đối đạt yêu cầu - cụ thể là 4 điểm” (Mức điểm cao nhất của
Nhà tài trợ IFAD đưa ra là 6 điểm).
Ông Nguyễn
Thanh Bình, Giám đốc dự án TNSP Gia Lai,
báo cáo Chương trình làm việc của Đoàn đánh giá.
Ngày 25 tháng 10 năm 2012 tại Hội trường Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Gia Lai, Ban điều phối dự án TNSP Gia Lai tổ chức báo cáo tổng kết
Chương trình đánh giá hàng năm dự án TNSP Gia Lai. Đoàn giám sát đánh giá IFAD gồm: ông Nguyễn Thanh Tùng (Cán bộ Chương trình IFAD, Chuyên gia về thể chế/chính sách-Trưởng
đoàn), ông Đỗ Thanh Lâm (Chuyên gia về Chuỗi giá trị và khu vực tư nhân), ông
Nguyễn Thanh Sơn (Chuyên gia về cơ sở hạ tầng), ông Nguyễn Ngọc Quang (Chuyên
gia về xã hội và giám sát đánh giá), ông Phan Minh Hạnh (Chuyên gia về Quản lý
Tài chính) và ông Henning Pederson-Giám đốc Chương trình Quốc gia IFAD. Tham dự
buổi báo cáo có các Thành viên Ban chỉ đạo dự án tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
NN&PTNT, Trợ lý điều phối 05 huyện dự án và các đơn vị thực thi dự án cấp tỉnh.
Dự án TNSP Gia Lai khởi động dự án tháng 6/2011,
tháng 9 năm 2011 UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch Tài chính năm 2011. Đến nay thực
tế dự án vừa tròn 1 năm thực hiện các hoạt động của dự án trong năm 2011, đồng
thời triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch hoạt động và Kế hoạch Ngân sách
năm 2012 nhưng tính thời gian từ lúc ký Hiệp định tài trợ đến nay đã 2 năm,
cũng là lúc Đoàn đánh giá của Nhà Tài trợ thực hiện đánh giá hàng năm việc triển khai thực
hiện các hoạt động của dự án trong 2 năm qua.
Dự án TNSP là một dự án khó triển khai, trong thời
gian 1 năm nhưng Dự án đã đạt được kết quả nhất định. Đoàn đánh giá đánh giá cao
những nỗ lực của tỉnh trong việc xây dựng hệ thống thực thi Dự án, đặc biệt là Dự
án đã thành lập được Ban chỉ đạo dự án, Ban điều phối dự án, Ban hỗ trợ kinh
doanh Nông nghiệp tại 05 huyện dự án, Ban phát triển xã tại 26 xã dự án và Ban
phát triển thôn tại 231 thôn dự án, cũng như việc thành lập các tổ công tác
chuyên đề như: Tổ lập kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội tại tỉnh/huyện/xã, tổ
Cải thiện Môi trường kinh doanh tỉnh, tổ Phát triển Chuỗi giá trị tỉnh, ban
hành và tập huấn các Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án. Dự án đã trang bị đầy đủ
xe cộ và thiết bị văn phòng phục vụ cho công việc chuyên môn tại Ban điều phối
dự án tỉnh, các huyện dự án và các xã dự án. Đoàn đánh giá đánh giá cao kết quả
của việc triển khai lập Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội cấp xã theo định hướng
thị trường có sự tham gia của người dân.
Tuy nhiên việc triển khai các hoạt động của dự án
còn những hạn chế như: chưa thành lập được các Tổ hợp tác (CG), nhóm chung sở
thích (CIG). Một số nội dung trong các Sổ tay hướng dẫn thực hiện cần phải điều
chỉnh cho phù hợp.
Hiệu quả thực thi các hoạt động của Dự án TNSP Gia
Lai hiện nay được đánh giá ở mức “Tương đối
đạt yêu cầu - cụ thể là 4 điểm” (Mức điểm cao nhất của Nhà tài trợ IFAD đưa
ra là 6 điểm).
Phạm
Hữu Trí-KMO
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012
DỰ ÁN TNSP GIA LAI:
ĐỊNH HƯỚNG LẬP KẾ HOẠCH NĂM
2013
Ngày 15
tháng 10 năm 2012 tại Hội trường Khách sạn Tre Xanh thành phố Pleiku Gia Lai, Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai (Đơn vị chủ trì Hợp phần 1 của Dự án hỗ trợ
Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị Định hướng công
tác lập Kế hoạch phát triển kinh tế - Xã cấp xã năm 2013 của Dự án.
Ông
Nguyễn Đình Đại, Tổ tư vấn về lập Kế hoạch Mop-Sedp báo cáo dự Kế hoạch phát
triển Kinh tế - Xã hội cấp xã năm 2013 của Dự án
Thực hiện Kế hoạch hoạt động và Kế hoạch Ngân sách
năm 2012 của Dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai đã được
UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai phối hợp cùng
Ban điều phối dự án tỉnh, tổ chức Hội nghị Định hướng công tác lập Kế hoạch
phát triển Kinh tế - Xã hội cấp xã năm 2013.
Thành phần tham dự Hội nghị là Cán bộ các đơn vị đồng
thực thi Dự án trên địa bàn tỉnh và các huyện dự án. Tham dự Hội nghị có ông Trần
Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, chủ trì Hợp phần 1, ông Hồ Minh
Trung, Trưởng phòng Nghiệp vụ chiến lược và các Chuyên viên Ban điều phối dự án.
Phát biểu khai mạc Hội nghị ông nhấn mạnh “Việc lập Kế hoạch phát triển Kinh tế
- Xã hội cấp xã theo định hướng thị trường có sự tham gia của Cộng đồng phải dựa
vào định hướng của cấp trên, dựa vào nhu cầu của người dân và dựa vào thông tin
lập kế hoạch của năm trước”. Tại Hội nghị, đại diện Tổ tư vấn về Lập kế hoạch
phát triển Kinh tế - Xã hội cấp xã theo định hướng thị trường có sự tham gia của
Cộng đồng (Mop-Sedp) báo cáo Dự thảo Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm
2013. Trên cơ sở đó các Đại biểu đóng góp ý kiến xây dựng Bản kế hoạch năm 2013
của Dự án. Từ đó Tổ tư vấn chỉnh sửa hoàn thiện, Ban điều phối dự án trình UBND
tỉnh phê duyệt áp dụng.
Phạm
Hữu Trí-KMO
Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012
TẬP HUẤN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN CHO CÁN BỘ XÃ
Từ ngày 22/9 đến ngày 28/9/2012,
Ban điều phối dự án TNSP tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Ban Hỗ trợ kinh doanh Nông
nghiệp (DASU) các Huyện dự án tập huấn về Quản lý dự án cho Cán bộ các xã.
Ông Đinh Kinh, Phó Chủ
tịch UBND huyện Kông Chro, Trưởng Ban hỗ trợ kinh doanh Nông nghiệp huyện phát
biểu khai mạc lớp tập huấn tại huyện Kôngchro
Thực
hiện Kế hoạch hoạt động và Kế hoạch Ngân sách năm 2012 của Dự án hỗ trợ Nông
nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai đã được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt,
nhằm mục đích Nâng cao năng lực Quản lý dự án; thực hiện các hoạt động của dự
án đạt hiệu quả cao; đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ, từ ngày 22/9 đến
ngày 28/9/2012, Ban điều phối dự an TNSP tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Ban hỗ trợ
kinh doanh Nông nghiệp (DASU) các huyện dự án, tập huấn về Quản lý dự án cho
Cán bộ 26 xã vùng dự án của 05 huyện.
Lớp
tập huấn được tổ chức lần lượt tại các huyện dự án, thành phần tham gia lớp tập
huấn là Cán bộ các đơn vị tham gia thực hiện dự án cấp huyện và Ban phát triển
xã. Tại huyện Kông Chro, tham dự lớp tập
huấn có ông Đinh Kinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro, Trưởng Ban hỗ trợ
kinh doanh Nông nghiệp huyện. Phát biểu khai mạc lớp tập huấn ông Đinh Kinh nhấn
mạnh và lưu ý với các Học viên: “Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông
thôn là một Dự án lớn, có tầm thay đổi sinh kế bền vững cho người dân nghèo, đặc
biệt là người Dân tộc thiểu số... Các Học viên nên chú ý lắng nghe, quan tâm các
nội dung Báo cáo viên trình bày để nắm bắt, triển khai các hoạt động của dự án
tại huyện đạt hiệu quả cao”. Trong thời gian 02 ngày tập huấn, Cán bộ Ban điều
phối dự án tỉnh đã trình bày các nội dung quan trọng như: Thỏa thuận tài trợ, Sổ
tay hướng dẫn thực hiện dự án (PIM), Sổ tay Quản lý tài chính (FMM). Trong đó đặc
biệt nhấn mạnh Cơ cấu tổ chức của dự án, mối quan hệ và công việc của từng đơn
vị tham gia thực hiện dự án từ tỉnh đến địa phương.
Kết
thúc lớp tập huấn, về cơ bản Cán bộ các đơn vị tham gia thực hiện dự án tại huyện,
xã hiểu hơn nữa về cơ chế quản lý, triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ Nông nghiệp,
Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai.
Phạm Hữu Trí-KMO
HỘI THẢO GÓP Ý SỔ TAY HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NHÓM CÙNG SỞ THÍCH
Ngày 02
tháng 9 năm 2012, tại Hội trường Nhà khách Văn phòng Ủy Ban nhân dân tỉnh Gia
Lai, Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị chủ trì Hợp phần I phối hợp cùng Ban điều phối
dự án Hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo
Góp ý Sổ tay hướng dẫn thành lập và hoạt động nhóm cùng sở thích.
Ông Trần Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Gia Lai, Chủ trì Hợp phần I dự án phát biểu khai mạc Hội thảo
Thực hiện Kế
hoạch hoạt động và Kế hoạch Ngân sách năm 2012 của Dự án hỗ trợ Nông nghiệp,
Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai đã được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt, Đơn vị
chủ trì Hợp phần I của dự án phối hợp cùng Ban điều phối dự án tổ chức Hội thảo
góp ý Sổ tay hướng dẫn thành lập và hoạt động nhóm cùng sở thích. Thành phần
tham dự Hội thảo là Đại diện các đơn vị tham gia thực hiện dự án: Chi cục phát
triển Nông thôn, Liên minh Hợp tác xã, Trung tâm Khuyến nông, Hội liên hiệp Phụ
nữ, Hội Nông dân, Ban hỗ trợ kinh doanh Nông nghiệp 05 huyện dự án và Ban phát
triển xã của 26 xã dự án.
Phát biểu khai
mạc Hội thảo, ông Trần Quốc Khánh nhấn mạnh việc thành lập các tổ nhóm rất quan
trọng, vì vậy ông yêu cầu các Đại biểu quan tâm sâu sắc nội dung trong cuốn Sổ
tay, tham gia góp ý Sổ tay để Tư vấn điều chỉnh hoàn thiện trình UBND tỉnh phê
duyệt áp dụng.
Tại buổi hội
thảo, Tổ tư vấn xây dựng Sổ tay trình bày nội dung trong Sổ tay. Đại diện Ban
điều phối dự án tỉnh, ông Hồ Minh Trung, Trưởng phòng Nghiệp vụ chiến lược
trình bày cơ cấu tổ chức của dự án, trong đó ông giải thích hoạt động của các tổ
nhóm, mối quan hệ của các tổ nhóm với dịch vụ Khuyến nông, dịch vụ Tài chính, dịch
vụ Phát triển kinh doanh, Khu vực tư, Ban phát triển xã….Trên cơ sở đó các Đại
biểu tham gia góp ý, điều chỉnh những điểm bất hợp lý trong Bản dự thảo sổ tay,
đồng thời bổ sung những điểm phù hợp với tình hình của địa phương. Từ ý kiến
góp ý xây dựng Sổ tay của Đại biểu, Tổ tư vấn ghi nhận và điều chỉnh cho phù hợp
áp dụng.
Phạm Hữu Trí-KMO
Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012
DỰ ÁN TAM NÔNG GIA LAI
HUYỆN K’BANG DỰ ÁN TAM NÔNG GIA LAI:
HỌP CÁC XÃ DỰ ÁN LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2013
Trong quá trình lập Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội nên chú ý lồng ghép tất cả các nguồn lực tại địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm phát triển Kinh tế - Xã hội địa phương.
Ông: Phạm Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban DASU huyện K’Bang phát biểu tại cuộc họp
Thực hiện Kế hoạch hoạt động và Kế hoạch Ngân sách năm 2012 của dự án Hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai đã được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt, Ban hỗ trợ Kinh doanh Nông nghiệp huyện K’Bang phối hợp cùng Tổ công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH 05 xã dự án, thực hiện công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH theo định hướng thị trường năm 2013 có sự tham gia của Cộng đồng tại các thôn/làng dự án.
Theo đó ngày 24 tháng 8 năm 2012, sau khi các xã dự án hoàn thành Bản dự thảo Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2013, Ban hỗ trợ Kinh doanh Nông nghiệp huyện K’Bang có cuộc họp các Lãnh đạo, Kế toán và Cán bộ thị trường Ban phát triển 05 xã dự án nhằm mục đích đóng góp, xây dựng và hoàn thiện Bản dự thảo Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2013 của các xã dự án.
Tham dự cuộc họp có ông Trần Vĩnh Hương, Chủ tịch UBND huyện K’Bang, ông Lê Tiến Anh, Phó giám đốc Ban điều phối dự án và các Chuyên viên Ban điều phối dự án tỉnh. Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Vĩnh Hương nhấn mạnh và lưu ý rằng: “Trong quá trình lập Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, chúng ta nên chú ý ở địa phương có nhiều nguồn lực như: IFAD, 135, Chương trình Nông thôn mới…vậy nên lồng ghép tất cả các nguồn lực tại địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm phát triển Kinh tế - Xã hội địa phương mình”
Ông Trần Vĩnh Hương, Chủ tịch UBND huyện K’Bang phát biểu tại cuộc họp
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, ông Lê Tiến Anh lưu ý với Lãnh đạo Ban phát triển các xã dự án rằng: “các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất, hạ tầng công thuộc Quỹ phát triển cộng đồng (CDF) nên chú ý phải đáp ứng các tiêu chí đã thỏa thuận với Nhà tài trợ thì mới được lựa chọn đưa vào kế hoạch,…”
Kết thúc cuộc họp, Lãnh đạo Ban phát triển 05 xã dự án của huyện thống nhất với ý kiến xây dựng và sớm kiện toàn Bản dự thảo thành Bản chính thức gửi Ban điều phối dự án tỉnh tổng hợp.
Phạm Hữu Trí-KMO
Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012
HỘI THẢO CHUỖI GIÁ TRỊ
DỰ ÁN TAM NÔNG GIA LAI:
HUYỆN KÔNGCHRO, TỈNH GIA LAI HỘI THẢO ĐỊNH HƯỚNG XÁC ĐỊNH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG TIỀM NĂNG TẠI CÁC XÃ DỰ ÁN
Ngày 23/8/2012, tại huyện KôngChro tỉnh Gia Lai, Ban hỗ trợ Kinh doanh Nông nghiệp huyện tổ chức Hội thảo định hướng xác định Chuỗi giá trị ngành hàng tiềm năng tại các xã Dự án.
Cán bộ Tổ công tác chuyên đề phát triển Chuỗi giá trị huyện trình bày nội dung định hướng xác định Chuỗi giá trị
Thực hiện Kế hoạch hoạt động và Kế hoạch ngân sách năm 2012 của Dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai đã được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt; nhằm định hướng cho các xã dự án xác định Chuỗi giá trị ngành hàng tiềm năng tại các xã, Ban hỗ trợ Kinh doanh Nông nghiệp huyện KôngChro (DASU) phối hợp cùng Tổ công tác chuyên đề phát triển Chuỗi giá trị huyện, tổ chức Hội thảo Định hướng xác định Chuỗi giá trị ngành hàng tiềm năng tại các xã dự án.
Thành phần tham dự buổi hội thảo là Ban phát triển 05 xã dự án thuộc huyện KôngChro, tỉnh Gia Lai. Tham dự buổi hội thảo có Lãnh Ban điều phối dự án tỉnh; Cán bộ phát triển Chuỗi giá trị và Chuyên viên Ban điều phối dự án tỉnh.
Tại buổi hội thảo, Cán bộ Tổ công tác chuyên đề phát triển Chuỗi giá trị huyện trình bày nội dung định hướng chọn Chuỗi giá trị, trong đó anh nhấn mạnh Sơ đồ các mắc xích của Chuỗi giá trị sản phẩm từ Đầu vào cho đến Tiêu thụ sản phẩm. Tùy từng địa phương mà lựa chọn các sản phẩm ngành hàng phù hợp dựa trên cơ sở kết quả của Chuyến đi thực tế xác định nhu cầu thôn trong lập kế hoạch phát triển KT-XH năm 2013 có sự tham gia của Cộng đồng. Đồng thời trong các mắc xích tạo nên Chuỗi giá trị, mắc xích nào của Chuỗi tại mỗi địa phương cần tác động và tác động như thế nào đạt hiệu quả?
Cán bộ Nông nghiệp xã Đăk Pơ Pho, huyện KôngChro trình bày kết quả thảo luận nhóm chọn sản phẩm ưu tiên Chuỗi giá trị
Kết thúc Hội thảo mỗi xã dự án đã lựa chọn được Chuỗi giá trị sản phẩm tiềm năng tại địa phương bằng phương pháp cho điểm theo Trọng số. Hầu hết các xã đều chọn 04 sản phẩm ưu tiên trong đó có cây bắp lai là ưu tiên số 1 của 05 xã.
Từ kết quả này, Ban điều phối dự án tỉnh sớm tổ chức hội thảo xây dựng Kế hoạch tác động nhằm phát triển Chuỗi giá trị tại các xã dự án huyện Kôngchro sau khi 05 huyện dự án lần lượt tổ chức xong Hội thảo định hướng Chuỗi giá trị.
Phạm Hữu Trí-KMO
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012
HỘI THẢO XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ BÒ THỊT
Ngày 7/5/2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Ban điều phối dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai, tổ chức Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động phát triển chuỗi giá trị bò thịt.
Dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn của
tỉnh Gia Lai gọi tắt là Dự án Tam Nông Gia Lai, được xây dựng trên cơ sở các
văn bản pháp lý và khung pháp luật của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với các yêu
cầu thông lệ Quốc tế và quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD).
Dự án được thực hiện tại 26 xã vùng nông thôn đặc
biệt khó khăn thuộc 5 huyện: Đăk Đoa, K’Bang, KôngChro, Ia Pa và Krông Pa
Mục tiêu của dự án là cải thiện bền vững chất lượng
cuộc sống người dân vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số.
Dự án gồm 3 hợp phần chính trong đó hợp phần 2 - Phát
triển chuỗi giá trị vì người nghèo do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì.
Làm việc tại buổi Hội thảo có ông Kpă Thuyên, Giám
đốc Sở NN và PTNT, ông Lê Tiến Anh, Phó giám đốc Ban điều phối dự án Tam Nông
Gia Lai, Tổ tư vấn về Chuỗi giá trị, đồng thời còn có Đại diện của các đơn vị
thực thi dự án, các huyện và 26 xã dự án.
Tiến sĩ Văn Tiến Dũng, báo cáo phân tích Chuỗi
giá trị bò thịt
sau
khi khảo sát tại huyện Krông Pa, Gia Lai
Tại buổi Hội thảo, Tổ tư vấn đã báo cáo phân tích
chuỗi giá trị bò thịt tại huyện Krông Pa. Trong phần báo cáo, Tiến sĩ Văn Tiến
Dũng, chuyên gia đầu ngành về chăn nuôi trâu bò, trường Đại học Tây Nguyên, ông
sử dụng Phương pháp đánh giá nhanh thị trường (Rapid Market Appraisal),
ông nhấn mạnh đến các phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu:
Năm 2006, tỉnh Gia Lai có tổng đàn bò là 313 .878 con; năm 2010 có 333.
016 con; năm 2011 có 344 .137 con, là tỉnh có đàn bò đông và ổn định. Ông Văn
Tiến Dũng nhấn mạnh tổng đàn bò tỉnh Gia Lai cao hơn tỉnh Đăk Lăk và cao hơn
nhiều so với tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng...
Huyện Krông Pa luôn có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh Gia Lai, từ 2005 đến
2010 huyện luôn giữ kỷ lục trên 50 000 con chiếm tỷ lệ hơn 17% tổng số bò của cả
tỉnh.
Krông Pa hiện có tổng đàn bò 56 842 con , phân phối không đều trên 14 xã
và thị trấn. Các xã có số lượng bò lớn : xã Ia Rmok có 6830 con (12% ); xã Ia
HDreh có 5800 con (10,2% ); xã Đất Bằng có 5106 con (8,98% ); xã Ia Mlah có 5070
con (8,9%); xã Chư Ngọc có 4425 con (8,7%).
Quy mô gia trại khoản 20-50 con; quy trang trại khoản 200-300 con; quy mô
chăn nuôi nông hộ khoản 2 hay 3 con hoặc 10 con.
Chủ yếu là giao phối tự nhiên, Chương trình cải tạo đàn bò địa phương sử
dụng đực Lai Sind phối trực tiếp, Chương trình thụ tinh nhân tạo chủ yếu sử dụng
tinh bò đực thuộc nhóm ZeBu.
Giống bò nông dân ưa chuộng “bò pha lai”. Giống bò lai của huyện Krông Pa
có 18% còn lại bò pha lai địa phương.
Nuôi quảng canh, thức ăn cho bò chủ yếu là dựa vào cỏ tự nhiên; nuôi bán
thâm canh có sử dụng cỏ trồng và bổ sung thức ăn tinh tại chuồng, thiếu cỏ cho
bò ăn, đặc biệt là tháng 1,2,3. Diện tích có cỏ hạn chế, mô hình trồng cỏ áp dụng
chậm và không có hiệu quả cao.
Nông hộ chưa có trình độ chăn nuôi kỹ thuật cao. Chuồng trại tạm bợ,vệ
sinh môi trường kém, trang trại chăn nuôi còn quy mô nhỏ,trang bị kỹ thuật còn thô
sơ.
Bò giống thì bán cho nông dân, thương lái địa phương khác trong và ngoài
tỉnh; bò để giết thịt thì bán tại huyện, thành phố Pleiku và ngoài tỉnh. Thịt
bò thì bán nội huyện, huyện khác trong tỉnh, chế biến bò khô, bò một nắng, các
sản phẩm phụ khác như phân bón da…
Trong phần báo cáo, Tiến sĩ Văn Tiến Dũng cũng đã đề xuất những giải pháp
nhằm phát triển Chuỗi giá trị bò thịt. Trong đó ông nhấn mạnh các đề xuất như:
Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cỏ trồng, tập huấn kỹ thuật chế biến và dự trữ thức ăn phụ
phẩm Nông nghiệp, tập huấn kỹ thuật sử dụng các loại thức ăn tinh cho bò thịt,
tham quan các mô hình trồng cỏ nuôi bò thịt thâm canh, xây dựng mô hình trồng cỏ
nuôi bò, xây dựng mô hình sử dụng phụ phẩm Nông nghiệp và thức ăn tinh hỗn hợp.
Tập huấn : Kỹ thuật chọn giống, nuôi bò thịt, bò cái sinh sản; kỹ thuật
chuồng trại, vệ sinh thú y; kỹ thuật và chuyển giao công nghệ nuôi vỗ béo bò.
Tham quan: Tham quan mô hình thâm canh nuôi vỗ béo bò thịt.
Xây dựng mô hình: Nuôi bò thịt có chuồng theo tiêu chuẩn, nuôi thâm canh,
vỗ béo bò thịt trước khi xuất bán và xây dựng làng nghề nuôi bò thịt vỗ béo.
Tập huấn chế biến sản phẩm thịt bò, thịt bò một nắng, thịt bò khô; hỗ trợ
thiết bị cơ sở giết mổ và chế biến; cấp chứng chỉ an toàn vệ sinh an toàn thực
phẩm; hỗ trợ kỹ thuật bảo quản, đóng gói, nhãn hiệu, logo; hỗ trợ quảng bá và
giới thiệu thịt bò.
Tập huấn cập nhật và xây dựng bảng tin thị trường nông sản; xây dựng bảng
tin và phát hành trên các phương tiện thông tin; tập huấn kĩ thuật đánh giá lượng,
chất sản phẩm và thương thảo giá bò thịt; tổ chức tham quan chợ bò thịt tại các
địa phương có truyền thống; hỗ trợ xây dựng chợ buôn bán bò thịt; hỗ trợ thành
lập liên minh giữa các thương lái, người chăn nuôi trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm; tập huấn và tổ chức tham quan cho các thương lái về kinh doanh, tìm kiếm
và liên minh với các thị trường khác.
Tập huấn và thành lập hệ thống Thú y thôn bản; hỗ trợ kinh phí phụ cấp tối
thiểu cho Thú y viên thôn bản; hỗ trợ các dụng cụ thiết yếu cho Thú y viên thôn
bản hành nghề; hỗ trợ thành lập tủ thuốc Thú y thôn bản do cộng đồng quản lý.
có ý kiến góp ý báo cáo của
Tổ tư vấn
Theo ông Trịnh Quốc việt, ông hoàn toàn đồng ý với báo cáo của Tổ tư vấn,
ông khẳng định “Gia Lai có tổng đàn bò đứng thứ 3 cả nước sau Thanh Hóa và Nghệ
An, đứng thứ nhất trong 32 tỉnh phía Nam, đã có nhiều chương trình, dự án nhằm
hỗ trợ việc phát triển ngành chăn nuôi bò tại Gia Lai nói chung và huyện Krông
Pa nói riêng. Tại huyện Krông Pa giống bò được người dân ưa chuộng là bò
Brahman đỏ…”
Đa số đại biểu đồng ý với các giải pháp mà Tổ tư vấn đưa ra và bổ sung một
số giải pháp thiết thực hơn nhằm tìm cách tác động vào Chuỗi giá trị bò thịt
đúng và đạt hiệu quả cáo.
Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012
dự án tam nông gia lai
DỰ ÁN TAM NÔNG GIA LAI:
CẢI THIỆN BỀN VỮNG CHẤT
LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN NGHÈO
Nhằm nắm
bắt việc triển khai thực hiện các hoạt động dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân
và Nông thôn tỉnh Gia Lai tại huyện dự án, trong thời gian từ ngày 06/4/2012
đến ngày 20/4/2012, Lãnh đạo Ban Điều phối Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân
và Nông thôn tỉnh Gia Lai đã đến làm việc với Ban hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp
các huyện dự án (DASU).
Lãnh đạo Ban điều phối làm việc tại Ban hỗ trợ kinh doanh Nông nghiệp huyện KongChro
Công tác
tổ chức, nhân sự
UBND các huyện xem xét và hoàn tất việc tuyển
dụng nhân sự đầy đủ cho DASU, Ban phát triển xã (CDBs). Chế độ lương, phụ cấp
lương, công tác theo dõi nâng lương, chuyển lương áp dụng theo quy định hiện
hành.
Các đơn vị DASU xây dựng Quy chế làm việc cho Ban
mình. Phân công mỗi Cán bộ trong Ban DASU phụ trách 1 xã dự án của huyện, theo
dõi, đôn đốc và hỗ trợ công việc cho xã mình phụ trách.
Công tác
chuyên môn
Ban Điều phối sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về
tài chính: cách mở tài khoản, sử dụng con dấu của CDBs, mức khoán phụ cấp theo
quy định để thống nhất chung cho toàn bộ 26 xã thuộc vùng dự án.
Về phân cấp tài chính: DASU mỗi huyện sẽ là đầu
mối tài chính của huyện. Ban Điều phối sẽ phân bổ tài chính cho từng đơn vị DASU
và CDBs quản lý. Các đơn vị có trách nhiệm thanh toán, kiểm soát chi tại kho
bạc nhà nước huyện và hoàn tất các thủ tục tài chính để quyết toán lại cho Ban
điều phối.
Về tài sản trang thiết bị: Ban Điều phối sẽ cấp
bổ sung cho các DASU huyện mỗi huyện 1 máy laptop, 1 máy chiếu và 1 tủ đựng tài
liệu.
Các vấn đề
khác
Riêng đối với DASU huyện K’Bang và huyện Kông
Chro, Lãnh đạo UBND huyện quan tâm, tạo điều kiện bố trí văn phòng làm việc cho
Ban DASU để hoạt động của dự án được triển khai đạt hiệu quả.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)