Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

DỰ ÁN TAM NÔNG TỈNH GIA LAI

ifad.org.vnDỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI, CẢI THIỆN BỀN VỮNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN



Từ ngày 25-28 tháng 10 năm 2011, tại Hội trường Uỷ ban mặt trận tổ quốc huyện Đăk Đoa, 1 trong 5 huyện thuộc Vùng dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Gia Lai, Ban điều phối dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Gia Lai đã tổ chức tập huấn 2 cuốn sổ tay: Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án (PIM) và Sổ tay quản lý tài chính (FMM) dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Gia Lai cho các Cán bộ thuộc các đơn vị đồng thực thi Dự án và các Xã dự án tại huyện Đăk Đoa.
Đến dự lớp tập huấn còn có ông Lê Viết Phẩm, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đăk Đoa, trưởng Ban hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Đăk Đoa (DASU), đơn vị đồng thực thi Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Gia Lai.
Thay mặt Ban điều phối dự án, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc dự án đã có bài phát biểu khai mạc lớp tập huấn, ông bày tỏ niềm vui và phấn khởi khi có mặt đông đảo Đại biểu đến từ các đơn vị đồng thực thi dự án tại huyện Đăk Đoa, cũng như các Xã dự án trong huyện. Trong bài phát biểu, ông Bình nêu rõ các Mục tiêu của Dự án, đối tượng mà Dự án hướng đến là người dân vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, làm sao cải thiện bền vững chất lượng cuộc sống của họ. Ông mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ các Đại biểu sau khi kết thúc lớp tập huấn, để làm cơ sở cho việc triển khai Dự án xuống huyện được thuận lợi.
Thay mặt Uỷ ban nhân dân huyện, ông Lê Viết Phẩm cũng có bài phát biểu tại lớp tập huấn, ông thật sự vui mừng khi Ban điều phối dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Gia Lai đã có lớp tập huấn đầu tiên tại huyện Đăk Đoa trong 5 huyện thuộc Dự án. Trong bài phát biểu, ông nhấn mạnh: Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn là 1 Dự án lớn, cải thiện bền vững chất lượng cuộc sống người dân vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Vì vậy nên các quý vị Đại biểu thật sự quan tâm đến các nội dung trong 2 cuốn Sổ tay dự án được Giảng viên trình giảng trong lúc tập huấn, đồng thời các Đại biểu nên có ý kiến đóng góp trong lúc thảo luận, vì mỗi một địa phương có những đặc thù khác nhau. Ông bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban điều phối dự án và tin tưởng rằng ông cũng như toàn thể Đại biểu sẽ thực hiện tốt hướng dẫn trong 2 cuốn sổ tay, để Dự án triển khai đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao.

Giảng viên được mời trình giảng đến từ trường Trung học lâm nghiệp Tây Nguyên là ông Trần Văn Đức, Thạc sĩ, trình giảng cuốn Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án (PIM) và bà Hoàng Phương Lan, cử nhân kinh tế, trình giảng cuốn Sổ tay quản lý tài chính dự án (FMM).

Trong phần trình giảng của mình, ông Trần Văn Đức đã nêu rõ các nội dung của Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án 5 phần, gồm: giới thiệu về Sổ tay (PIM), giới thiệu chung về Dự án, cơ cấu tổ chức và quản lý thực hiện Dư án, ngân sách dự án, theo dõi – đánh giá tác đông của Dự án.
Đối với cuốn Sổ tay quản lý tài chính của Dự án cũng được bà Hoàng Phương Lan trình giảng rất rõ ràng, gồm 2 phần chính: Cơ chế tài chính Dự án, tổ chức hệ kế toán và báo cáo tài chính. Trong mỗi phần có những nội dung hướng dẫn quản lý tài chính rất cụ thể.
Kết thúc mỗi Sổ tay, Đại biểu được chia nhóm thảo luận đóng góp ý kiến, các Đại biểu thảo luận rất sôi nổi có những ý kiến đóng góp rất bổ ích.
Lớp tập huấn kết thúc trong sự thành công tuyệt vời, được Giới chuyên môn đánh giá cao.